Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan phát biểu tại lễ phát động Đăng ký hiến tặng mô, tạng cứu người... - Ảnh: N.Nam
Bà Nguyễn Thị Kim Tiến, nguyên bộ trưởng Bộ Y tế, chủ tịch Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam, đã kể lại câu chuyện này tại "Lễ phát động Đăng ký hiến tặng mô, tạng cứu người - Cho đi là còn mãi" được tổ chức tại TP.HCM vào ngày 30-12.
Theo bà Kim Tiến, số lượng hiến tạng từ người cho chết não của Việt Nam vẫn vào loại thấp nhất thế giới.
Lý do cơ bản là công tác truyền thông vận động làm thay đổi nhận thức và hành vi của cộng đồng còn hạn chế, đặc biệt là quan điểm chết toàn thây.
Đó cũng là sự lãng phí lớn cho con người về nguồn tạng, mà nếu được hiến tặng sẽ cứu sống nhiều người.
Phát biểu tại buổi lễ, bà Đào Hồng Lan, bộ trưởng Bộ Y tế, cho hay tại Việt Nam, trải qua 32 năm kể từ khi thực hiện thành công ca ghép thận đầu tiên trên người vào tháng 6-1992 đến nay, ngành y tế nước ta đã làm chủ được kỹ thuật ghép các loại tạng.
Các công nghệ, go88.vin app kỹ thuật ghép tạng được đánh giá ngang tầm với các nước có nền y học tiên tiến với tỉ lệ sống cao và chi phí phù hợp, 777PNL com Register đem đến niềm tin,go88.vin app hy vọng, cơ hội về cuộc sống mới cho hàng nghìn người bệnh, đặc biệt với những người có hoàn cảnh khó khăn...
Về chuyên môn, từ 4 bệnh viện được Bộ Y tế cấp phép ghép tạng ban đầu, đến nay đã có 28 bệnh viện đủ điều kiện và được cấp phép ghép tạng (đến cả các bệnh viện cấp tỉnh).
Mạng lưới bệnh viện được đào tạo về vận động hiến tạng, đánh giá chết não mở rộng ra 85 bệnh viện.
Tính từ ca ghép tạng đầu tiên vào năm 1992 đến nay đã có 9.297 ca ghép tạng được thực hiện.
Trong năm 2024, việc thực hiện thành công các ca ghép tạng cũng là một trong những sự kiện tiêu biểu nhất của ngành y tế. Đặc biệt, trong đó có ca ghép phổi thành công tại Bệnh viện Phổi trung ương. Đây là kỹ thuật khó nhất trong các kỹ thuật ghép tạng hiện nay, hầu hết chỉ được thực hiện ở các nước phát triển.
Đồng thời ghép tim và gan cho một bệnh nhân tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức - đây là lần đầu tiên tại Việt Nam, các bác sĩ tiến hành thành công ca ghép tim, gan đồng thời trên một bệnh nhân đặc biệt ở giai đoạn nặng.
"Sự thành công của các ca ghép tạng này cho thấy Việt Nam đã tiếp cận và làm chủ được những kỹ thuật đỉnh cao trong lĩnh vực ghép tạng; là đột phá trong phát triển kỹ thuật y học chuyên sâu, thể hiện trình độ, năng lực của các y, bác sĩ nước nhà trên bản đồ y khoa thế giới; đồng thời cũng thể hiện sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ, khoa học, hiệu quả giữa các bộ phận tham gia trong quá trình ghép tạng", bộ trưởng Bộ Y tế nhận xét.
Năm 2024, số ca được chẩn đoán chết não tính đến ngày 13-12-2024 là 189 ca, gấp gần 6 lần so với 34 ca được chẩn đoán chết não trong năm 2023.
Số bệnh nhân hiến tạng sau chết năm 2024 là 38 ca - đây được coi số ca hiến tạng cao kỷ lục của Việt Nam tính đến nay.
Tỉ lệ hiến tạng từ người cho chết não còn khiêm tốn so với nhu cầu người đăng ký nhận tạngBà Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết thêm số ca được ghép tạng trên toàn thế giới năm 2022 là 164. 800 ca, thế giới cần ít nhất 1 triệu người chết não hiến tạng.
Mỹ là nước có số ca ghép cao nhất, sau đó đến Trung Quốc, các nước châu Âu.
Trong thời gian qua, Việt Nam đã đạt được các thành tựu lớn về hiến và ghép tạng.
Tuy vậy tỉ lệ hiến tạng từ người cho chết não còn khiêm tốn so với nhu cầu người đăng ký nhận tạng.
Số lượng ca chờ ghép cao, danh sách những người chờ ghép tạng vẫn còn rất dài và mỗi ngày vẫn có rất nhiều người không có tạng để ghép.
Tại các nước phát triển trên thế giới như Tây Ban Nha, Mỹ, Hàn Quốc... tỉ lệ hiến tạng sau khi chết chiếm hơn 90%, trong khi đó Việt Nam có tới 100 triệu dân nhưng người hiến tạng thuộc nhóm thấp nhất thế giới.
Việt Nam đạt được số ca ghép tạng cao nhất Đông Nam châu Á (trên 1.000 ca/trên một năm) và đã làm chủ được các kỹ thuật ghép thận, gan, tim, phổi, giác mạc ngang tầm quốc tế, cứu sống nhiều bệnh nhân.
Tuy nhiên 95% số ca ghép đó là từ người cho sống, chỉ có 4-5% từ người hiến tạng sau khi qua đời.