Nhiều người rơi nước mắt khi Trần Siêu, thủ khoa Đại học Công nghệ Thông tin, kể hành trình từ ngôi trường nhỏ ở nông thôn và lòng biết ơn sự hy sinh của bố mẹ.
Trần Siêu, 21 tuổi, sinh viên ngành Khoa học máy tính, tốt nghiệp thủ khoa với điểm trung bình 9,24/10, sớm nửa năm so với chương trình chuẩn. Nam sinh cho biết luôn cố gắng hết sức nhưng đây là thành tích chưa từng nghĩ đến, vì xung quanh rất nhiều bạn tài năng.
"Khi biết tin, em rất xúc động, gọi báo cho bố mẹ đầu tiên", Siêu nhớ lại.
Đại diện sinh viên phát biểu ở lễ tốt nghiệp sáng 28/11, Siêu kể từng thắc mắc tại sao bố mẹ có những sở thích lạ lùng như thích ăn phần xương cá, vỏ tôm; tại sao bố mẹ vất vả làm việc ngày đêm mà không bao giờ nói về ước mơ của mình.
"Khi lớn lên, chúng con mới hiểu. Bố mẹ không thích ăn xương hay vỏ tôm – bố mẹ chỉ muốn nhường lại những phần ngon nhất cho chúng con. Bố mẹ không phải không có ước mơ, mà ước mơ lớn nhất chính là nhìn thấy chúng con hạnh phúc và trưởng thành", Siêu nói. "Những điều ấy, dù không nói thành lời, nhưng đã trở thành động lực mãnh liệt, ánh sáng soi đường để chúng con luôn cố gắng. Công ơn trời biển của bố mẹ, chúng con luôn trân trọng và biết ơn".
Ở dưới hội trường, nhiều người rơm rớm, lấy tay gạt nước mắt vì xúc động.
Trần Siêu. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Là cựu học sinh trường THPT Quế Sơn, Quảng Nam, với thành tích đứng đầu trường trong ba năm liền, Siêu được tuyển thẳng vào trường Đại học Công nghệ Thông tin, Đại học Quốc gia TP HCM. Nam sinh chọn ngành Khoa học máy tính vì có thế mạnh môn Toán.
Thử thách đến với Siêu ngay những ngày đầu vào trường. Nam sinh thấy mình "lọt thỏm", "chìm nghỉm" khi xung quanh là bạn bè có nền tảng Tin học tốt hoặc là học sinh trường chuyên, lớp chọn. Trong khi những kiến thức của Siêu chỉ gói gọn ở môn Tin học cơ bản. Ở nông thôn, Siêu gần như chưa tiếp xúc với việc viết code hay các phần mềm khác.
"Một bài code bạn bè giải vài phút là xong trong khi em chật vật cả buổi. Nhiều thuật ngữ thầy cô dùng trên lớp em không hiểu gì. Lúc này em cực kỳ chán, mất phương hướng", Siêu nhớ lại.
Nam sinh cũng hoang mang khi phát hiện mình hiểu sai về ngành học. Những gì Siêu hình dung trước đó là nội dung của ngành Công nghệ phần mềm chứ không phải Khoa học máy tính. Cảm thấy "đuối" so với các bạn, Siêu tính chuyển ngành.
Nhưng suy nghĩ kỹ, Siêu hiểu ngành nào cũng có cái khó riêng, Bongvip chuyển ngành chẳng khác nào chạy trốn thực tế rằng mình yếu kém. Nam sinh tự nhủ vấn đề có thể do bắt đầu muộn, vit69 chưa đầu tư nhiều thời gian chứ không phải không có khả năng. Xác định nguyên nhân, ty le ca cuoc vn88 nam sinh lao vào học hành để cải thiện.
Trừ thời gian ăn ngủ, Siêu học xuyên ngày đêm. Nếu không đến trường, Siêu "đóng đinh" ở quán cà phê gần trường từ 9h sáng để học, luyện viết code đến 3-4 giờ sáng hôm sau. Chợp mắt khoảng vài tiếng, em về ký túc xá tắm rửa rồi lại tiếp tục guồng quay này.
"Lúc này em chỉ tâm niệm phải nhanh hơn nữa, học gấp đôi, gấp ba để bắt kịp bạn bè. Ngoài ra, em còn tham gia hoạt động Đoàn - Hội", nam sinh nói.
Đến cuối năm thứ nhất, Siêu thấy quá tải, luôn trong tình trạng lờ đờ, mệt mỏi. Lúc này, nam sinh nhận ra phương pháp hiện tại của mình không ổn. Cùng lúc, khoa tổ chức buổi giao lưu với các cựu sinh viên. Siêu chia sẻ vấn đề của mình và được một đàn anh động viên. Người này nói cũng từng bứt tốc để nhanh đạt được kết quả,Tại Hit Club về iphone khiến cơ thể suy kiệt phải nhập viện điều trị.
Siêu được hướng dẫn cách lập kế hoạch học tập, tận dụng thời gian hiệu quả và kỷ luật trong cuộc sống. Nhờ đó, nam sinh nâng cao hiệu suất học tập, dành thời gian để chơi thể thao.
Đến đầu năm thứ hai, nhờ có đà và nền tảng cơ bản, nam sinh bắt đầu tham gia các cuộc thi lập trình để "học thông qua hành". Từ đề bài của các cuộc thi, Siêu tìm cách áp dụng những gì đã học hoặc tự tìm tòi kiến thức mới để giải. Nam sinh cho rằng cách này hiệu quả, kiến thức thu nhặt từ các cuộc thi cùng với bài giảng của thầy cô hợp thành khối vững chắc giúp em hiểu sâu, thành thạo trong mọi tình huống.
"Có những cuộc thi dù không biết nội dung thế nào em cũng rủ bạn lập nhóm tham gia, cái gì chưa biết thì tự học bổ sung", Siêu cho biết.
Cuộc thi đầu tiên mà Siêu và bạn bè tham gia là Hackathon UIT với thử thách lập trình liên tục trong 24h, vốn dành cho sinh viên chuyên ngành phần mềm. Nam sinh cho hay dù là cuộc thi cấp trường nhưng quy tụ nhiều đội từ trường khác, được nhân viên các công ty lớn hướng dẫn. Không biết gì về lập web, làm game, nhóm 5 người chia nhau học cấp tốc. Nỗ lực qua từng vòng thi, dự án của nhóm vào chung kết và được giải khuyến khích.
"Giải thưởng này là sự công nhận, khích lệ rất lớn với em vào thời điểm đó", nam sinh chia sẻ.
Siêu (thứ hai từ phải qua) cùng đồng đội tại cuộc thi Thử thách Trí tuệ nhân tạo của TP HCM, năm 2023. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Những giải thưởng cấp khoa, trường, thành phố là bệ phóng đưa Siêu đến với các cuộc thi quy mô quốc tế. Giải thưởng lớn nhất mà nhóm của Siêu đạt được là chức vô địch cuộc thi AI City Challenge 2024 trong khuôn khổ hội nghị CVPR 2024 - hội nghị chuyên ngành uy tín nhất thế giới trong lĩnh vực thị giác máy tính, do tập đoàn NVIDIA tổ chức.
Với dữ liệu hình ảnh giao thông ở Ấn Độ, cuộc thi yêu cầu tìm giải pháp phát hiện những người đi xe máy không đội mũ bảo hiểm. Siêu cùng hai bạn xây dựng phần mềm phát hiện người vi phạm kể cả khi hình ảnh bị che khuất, chồng lấn, chói sáng. Kết quả của nhóm cũng được trình bày tại một buổi thảo luận trong hội nghị.
"Được trình bày ở hội nghị này, dù không phải phiên chính thức, là một giấc mơ với sinh viên công nghệ thông tin", Siêu nhớ lại.
Niềm hứng khởi từ các cuộc thi, bài toán thực tế giúp nam sinh ngày càng tự tin. Đến cuối năm thứ hai, Siêu ước chừng có thể hoàn thành chương trình đào tạo sớm nửa năm. Mỗi kỳ, nam sinh đăng ký thêm 1, 2 môn so với kế hoạch, rút ngắn thời gian học để sớm đi làm, phụ gia đình nuôi em gái đang học đại học.
Phát biểu của thủ khoa tốt nghiệp Đại học Công nghệ Thông tinTrần Siêu phát biểu tại lễ tốt nghiệp, sáng 28/11. Video: Nhà trường cung cấp
Theo dõi hành trình của học trò, thầy Đỗ Văn Tiến, Phó trưởng khoa Khoa học máy tính, đánh giá Siêu chủ động học tập đúng nghĩa, theo tiêu chí học thông qua làm.
Từ bước đầu chật vật với những bài code đơn giản, nam sinh chủ động tìm tòi để củng cố kiến thức, sau đó tham gia các cuộc thi để học hỏi, tích lũy kinh nghiệm và cao hơn là tham gia các dự án thực tế, đề tài nghiên cứu khoa học.
"Bạn chủ động, nỗ lực hoàn thành chỉn chu nhất có thể từng hạng mục công việc, bài tập mà thầy cô đặt ra. Siêu hòa đồng, sẵn sàng lắng nghe ý kiến và hỗ trợ các bạn khóa sau nhưng cũng có lúc tranh luận nảy lửa để tìm ra phương án tốt nhất", thầy Tiến nhận xét.
Siêu chính thức đi làm từ tháng 9 với vị trí kỹ sư AI. Chàng trai nói hành trình ba năm đại học có lúc thăng, lúc trầm, nhưng để lại nhiều bài học, là điểm tựa cho bản thân khi bước chân vào thị trường lao động khắc nghiệt.
Lệ Nguyễn