Hồ Xuân Hương thơ mộng như trái tim của Đà Lạt - Ảnh: MAI VINH
Trong ký ức thời thơ ấu của tôi, Đà Lạt là thành phố mờ sương trong trẻo, thơm mùi gỗ thông và đất đỏ bazan. Là những buổi sáng tinh mơ với tiếng vó ngựa chở rau ra chợ. Là tiếng rao "Ai bánh mì nóng đây" ấm áp len lỏi trong màn sương sớm mai văng vẳng trong từng con hẻm nhỏ. Là những chiều rong ruổi trên chiếc xe đạp cũ, men theo những con dốc uốn lượn, ngắm nhìn những ngôi nhà gỗ xinh xắn nép mình bên hàng thông xanh rì.
Từ đó đến nay không thể đếm hết bao lần tôi quay về là Đà Lạt. Mỗi lần trở về, lòng lại ngập tràn những cảm xúc lẫn lộn. Đà Lạt vẫn đẹp, vẫn thơ mộng, nhưng đã khoác lên mình một diện mạo mới. Những tòa nhà cao tầng mọc lên san sát, những con đường được mở rộng, dòng người xe cộ tấp nập hơn xưa.
Vẫn là hồ Xuân Hương thơ mộng, vẫn là những vườn hoa rực rỡ sắc màu, nhưng đâu đó phảng phất nỗi lo lắng về sự "xâm lấn" của bê tông cốt thép, về những đổi thay có thể làm phai mờ nét đẹp hoang sơ vốn có.
Điểm mạnh và tiềm năng của Đà LạtTrời ban cho Đà Lạt - Lâm Đồng khí hậu ôn hòa, thiên nhiên đa dạng - Ảnh: NGÔ TRẦN HẢI AN
Có cơ duyên lang thang qua nhiều thành phố trên thế giới, tôi tự tin để khẳng định rằng: Đà Lạt có quá nhiều tiềm năng để trở thành điểm đến du lịch hàng đầu, vừa hiện đại vừa giữ được nét hoang sơ, bình yên vốn có.
Hiến kế cho Đà Lạt phát triển xanh: Du lịch bền vững và hút khách mùa thấp điểmĐỌC NGAYTrời ban cho Đà Lạt thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Thiên nhiên ưu đãi với khí hậu ôn hòa, mát mẻ quanh năm, cảnh quan thiên nhiên đa dạng với rừng thông, thác nước, hồ nước, đồi núi… là những món quà vô giá của tạo hóa.
Đà Lạt khoác trên mình lịch sử và nét giao thoa văn hóa độc đáo: Những biệt thự, công trình kiến trúc Pháp cổ kính trăm năm, yarichin club anime vietsub văn hóa bản địa đặc sắc của các dân tộc thiểu số, xem lch s np th garena lịch sử hình thành và phát triển lâu đời với những nét riêng không đâu có được.
Con người Đà Lạt luôn chào đón du khách bằng sự chân thành, bong88 com ibet nồng hậu, góp phần tạo nên ấn tượng đẹp khó phai trong lòng mỗi lữ khách ghé thăm.
Đà Lạt đối mặt với nhiều thách thứcNhưng Đà Lạt cũng đối mặt với những thách thức mạnh mẽ của nhịp sống hiện đại: Sự phát triển ồ ạt của các công trình xây dựng đe dọa đến diện tích rừng, cảnh quan thiên nhiên và môi trường.
Nhiều công trình kiến trúc cổ xuống cấp, làng nghề truyền thống khó bảo tồn và có nguy cơ mai một, văn hóa bản địa bị ảnh hưởng bởi văn hóa ngoại lai.
Khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức gây ô nhiễm môi trường, cạn kiệt nguồn nước. Chất lượng dịch vụ chưa đồng đều, tình trạng "chặt chém" du khách vẫn còn tồn tại…
Ví dụ như hồ Xuân Hương là biểu tượng của Đà Lạt, nhưng đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm do nước thải sinh hoạt, rác thải từ các hoạt động du lịch.
Vào mùa cao điểm, lượng khách tập trung đông đúc gây quá tải cho khu vực quanh hồ mà không có các khu vui chơi cắm trại chuyên nghiệp, phải nghỉ ngơi sinh hoạt tràn trên các bãi cỏ có thể làm hư hỏng cảnh quan...
Đà Lạt cần nhiều chính sách, quy hoạch, bảo tồnBảo tồn, phát triển văn hóa để giới thiệu đến du khách giá trị lịch sử, văn hóa của Đà Lạt - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Cần có hơn nữa các hoạt động, thông tin hướng dẫn để góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân và du khách, xử lý nghiêm các hành vi xả rác bừa bãi.
Xây dựng khu nghỉ ngơi chuyên biệt cho du khách, xây dựng hệ thống xử lý nước thải hiện đại, đảm bảo nước hồ luôn sạch sẽ.
Phân luồng giao thông hợp lý, đầu tư phát triển và khuyến khích sử dụng các phương tiện công cộng, xe đạp để giảm thiểu ùn tắc. Phát triển các hoạt động du lịch thân thiện với môi trường như đạp vịt, chèo thuyền kayak…
Ở khu vực trung tâm thành phố và lân cận: Nhiều công trình kiến trúc Pháp cổ bị xuống cấp, một số công trình bị phá bỏ để xây dựng các khách sạn, nhà hàng cao tầng, làm mất đi vẻ đẹp kiến trúc đặc trưng của Đà Lạt, mật độ xây dựng khá dày đặc tạo nên sự ngột ngạt.
Ảnh: NGÔ TRẦN HẢI AN
Cần lắm việc bảo tồn nghiêm ngặt các công trình kiến trúc cổ, kêu gọi đầu tư trùng tu, tôn tạo. Kiểm soát chặt chẽ việc xây dựng mới, đảm bảo hài hòa với cảnh quan kiến trúc xung quanh. Khuyến khích phát triển các loại hình du lịch di sản, giới thiệu đến du khách giá trị lịch sử, văn hóa của Đà Lạt.
Các vùng ven và lân cận Đà Lạt là lá phổi cực kỳ quan trọng của thành phố nên cũng cần có những kế hoạch bảo tồn kết hợp phát triển du lịch chuyên nghiệp, nhân văn và mang tính vĩ mô hơn.
Nếu cần thiết, hạn chế du khách tự phát ở các khu vực hoang sơ chưa có quy hoạch hoặc các dịch vụ tốt, để vừa bảo đảm an toàn cho du khách, vừa bảo đảm an toàn vệ sinh môi trường, bảo tồn thiên nhiên vừa giữ lại những sản phẩm du lịch bất ngờ độc đáo cho Đà Lạt trong tương lai.
Cần lắm xây dựng các tuyến tham quan hợp lý, bảo tồn rừng nguyên sinh. Thực hiện các chương trình nâng cao nhận thức cho người dân địa phương về bảo vệ môi trường và phát triển du lịch bền vững. Thậm chí tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, ngăn chặn các hành vi xâm phạm thiên nhiên. rừng đặc dụng.
Bên cạnh các hoạt động bảo tồn mang tính nội bộ thì việc dang vòng tay chào đón sự hợp tác và hỗ trợ quốc tế có ý nghĩa rất quan trọng. Cần hợp tác với các tổ chức quốc tế trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học. Học hỏi kinh nghiệm từ các nước tiên tiến trong phát triển du lịch bền vững. Thu hút đầu tư nước ngoài vào các dự án du lịch thân thiện với môi trường.
Để Đà Lạt khẳng định mình hơn trên bản đồ du lịch Việt Nam và thế giới, hẳn không thể thiếu được tầm nhìn chiến lược và sự tâm huyết của lãnh đạo thành phố cho các kế hoạch xây dựng Đà Lạt phát triển bền vững như: Quản lý chặt chẽ việc khai thác tài nguyên, áp dụng công nghệ khai thác tiên tiến.
Phát triển nông nghiệp bền vững, khuyến khích canh tác hữu cơ. Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường. Kêu gọi đầu tư, xã hội hóa công tác bảo tồn di sản, đồng thời hỗ trợ phát triển làng nghề truyền thống, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Xây dựng chiến lược phát triển du lịch bài bản, dài hạn. Nâng cao chất lượng dịch vụ, đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp cũng như tăng cường quản lý nhà nước về du lịch, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Khuyến khích du lịch cộng đồng, phân phối lợi ích du lịch công bằng.
Diễn đàn "Phát triển du lịch Đà Lạt từ văn hóa địa phương và tài nguyên thiên nhiên"Bạn có ý tưởng, đề tài khoa học giúp du lịch Đà Lạt tiếp tục phát triển theo hướng du lịch xanh và bền vững, phát triển công nghiệp văn hóa từ tài nguyên thiên nhiên đến đa dạng sinh học và văn hóa địa phương? Mời bạn gửi bài viết, ý kiến, chia sẻ về hòm thư [email protected] từ nay đến ngày 14-12-2024. Các ý kiến đóng góp của độc giả sẽ được gửi tới lãnh đạo thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
Vui lòng cung cấp thông tin liên lạc, thông tin tài khoản ngân hàng để tòa soạn gửi nhuận bút sau khi bài đăng. Tuổi Trẻ Online cảm ơn bạn.