Trung Quốc, Hàn Quốc tổ chức một kỳ thi chung gắt gao với 6 môn để tuyển sinh đại học, trong khi các trường ở Mỹ được tự chủ, xét tuyển nhiều tiêu chí.
Tại Trung Quốc, tất cả học sinh phải trải qua kỳ thi tuyển sinh đại học quốc gia, còn gọi là Gaokao (Cao khảo), để giành một suất vào đại học. Ra đời năm 1952, đây được coi là kỳ thi khốc liệt nhất thế giới do mức độ cạnh tranh, căng thẳng và tính rủi ro cao. Học sinh phải dồn hết kiến thức đã học trong 12 năm vào kỳ thi, kéo dài chưa đầy hai giờ mỗi bài.
Nội dung bài thi ở các tỉnh khác nhau, nhưng cùng gồm ba môn chung là Văn học Trung Quốc, Toán học và Ngoại ngữ (thường là tiếng Anh), mỗi môn 150 điểm. Học sinh chọn khối khoa học nhân văn ở trung học phải làm thêm các bài thi về Lịch sử, Chính trị và Địa lý. Học sinh chọn khoa học làm thêm bài kiểm tra về Vật lý, Hóa học và Sinh học. Bài thi kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận.
Kỳ thi diễn ra trong 2-4 ngày vào đầu tháng 6. Tổng điểm thường gồm ba môn chung và ba môn thi thêm do học sinh chọn - 750.
Các trường cao đẳng và đại học sau đó xếp hạng ứng viên từ cao đến thấp, rồi xác định danh sách trúng tuyển.
"Điểm chuẩn cụ thể cho từng trường và từng ngành học thường không được công bố rộng rãi. Tuy nhiên, để được nhận vào các trường hàng đầu, thí sinh thường phải có điểm Gaokao rất cao", TS Nguyễn Quốc Tư, trưởng khoa tiếng Trung, trường Đại học Đông Đô, cho biết.
Học sinh chuẩn bị cho kỳ thi gaokao trong một trường trung học ở tỉnh Hồ Nam, hôm 28/5. Ảnh: Chinadaily
Tương tự, Hàn Quốc thông qua một kỳ thi chung để tuyển sinh đại học, gọi là Kỳ thi năng lực học tập đại học (The College Scholastic Ability Test - CSAT) hay được gọi là Suneung. Được tổ chức lần đầu năm 1960, Suneung cũng thuộc diện kỳ thi căng thẳng nhất thế giới.
Ngày thi đại học ở Hàn Quốc thường vào thứ năm đầu tiên của tháng 11. Suneung diễn ra trong khoảng 8 tiếng, từ 8h40 đến 17h40, không tính một tiếng ăn trưa và giải lao. Học sinh phải hoàn thành sáu phần thi, chủ yếu là trắc nghiệm, bao gồm tiếng Hàn, Toán, tiếng Anh, lịch sử Hàn Quốc, các môn phụ và ngoại ngữ thứ hai (tiếng Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Trung, Nhật, Nga, Ả Rập, Việt, tiếng Trung cổ điển).
Bài thi tiếng Hàn thường là phần khó nhất, Vòng bao gồm Nói và Viết, chi bà già Ngữ pháp, y8 trò chi 2 ngi Đọc hiểu và Văn học. Phần Toán có đề riêng cho học sinh học khoa học tự nhiên và nhóm học khoa học nhân văn.
Với môn phụ, học sinh có thể chọn giữa Khoa học (Lý, Hóa, Sinh, khoa học Trái đất) hoặc Khoa học xã hội (Đạo đức, Địa lý, Lịch sử, khoa học Chính trị) và Giáo dục nghề nghiệp (Kỹ thuật, Thương mại, Hải dương học, Khoa học nông nghiệp, Kinh tế gia đình).
Tương lai của một sinh viên Hàn Quốc phụ thuộc nhiều vào những điểm số này: từ trường đại học đến công việc, thu nhập, thậm chí các mối quan hệ. Năm nay, hơn 520 nghìn thí sinh tham gia kỳ thi.
Ở Mỹ, học sinh hoàn thành chương trình lớp 12 là tốt nghiệp. Mỹ không tổ chức một kỳ thi đại học chung toàn bang hay cả nước. Các đại học, cả công và tư, đều tự chủ chỉ tiêu, cách thức và yêu cầu tuyển sinh để phù hợp với mục tiêu phát triển,Hit Club 1 nguồn lực của mình.
Theo bà Phoebe Trần, Giám đốc Tổ chức Giáo dục Crimson Education Việt Nam, các trường thường có vòng tuyển sinh sớm (trước 1/11 hàng năm) và tuyển sinh thường (tháng 1). Nhiều trường có đợt "rolling", tuyển cho đến khi đủ chỉ tiêu.
Học sinh ứng tuyển qua cổng tuyển sinh chung Common App, có thể nộp được hàng chục trường cùng lúc. Một số có hệ thống nộp hồ sơ riêng như các trường thuộc hệ thống Đại học California.
Đại học Mỹ thường yêu cầu học sinh nộp bảng điểm 4 năm, từ lớp 9 đến 12; thư giới thiệu của giáo viên; điểm bài thi chuẩn hóa SAT/ACT; bài luận và phỏng vấn. Cách này thường được gọi là phương pháp "tuyển sinh toàn diện".
Bà Phoebe nhìn nhận lý do vì ban tuyển sinh muốn hiểu câu chuyện của học sinh một cách trọn vẹn nhất.
"Tại các đại học lớn, bài luận cá nhân, thư giới thiệu, hoạt động ngoại khóa thường có tầm quan trọng như hồ sơ học thuật", bà nói.
Tại Australia, học sinh thi tốt nghiệp THPT với các môn phổ biến là tiếng Anh, Toán, Khoa học (Sinh, Hóa, Lý), Nhân văn (Lịch sử, Kinh tế) và Nghệ thuật sáng tạo (Âm nhạc, Nghệ thuật thị giác).
Kỳ thi được tổ chức tại từng bang với các tên gọi khác nhau như High school Certificate (HSC) ở New South Walse, Queensland Certificate of Education (QCE) ở Queensland. Điểm mỗi môn là tổng điểm đánh giá nội bộ của trường cộng với điểm thi do hội đồng chấm.
Điểm tốt nghiệp sau đó được chuyển thành thứ hạng cho tất cả thí sinh trong một tiểu bang, gọi là ATAR, có giá trị từ 0 tới 99,95, theo chị Đỗ Thị Thu Thủy, Quản lý Tuyển sinh, Trung tâm Tư vấn du học SET.
Chẳng hạn, một học sinh có ATAR 80 nghĩa là điểm số cao hơn 80% tổng số thí sinh cùng tham dự kỳ thi năm đó.
Mỗi bang thường có hệ thống xét tuyển đại học riêng. Học sinh đăng ký tài khoản để nhập nguyện vọng vào các hệ thống này. Trường sẽ dựa trên thứ hạng ATAR để tuyển sinh toàn quốc, cấp thư nhập học cho ứng viên. Nhiều trường có chính sách cấp thư nhập học sớm (early offer) cho một số ngành dựa vào kết quả lớp 12 mà không phải chờ ATAR.
Đối với ngành Y, các đại học ở các quốc gia trên đều đưa ra nhiều yêu cầu khác ngoài điểm. Ví dụ ở Mỹ, để học Y, ứng viên phải tốt nghiệp đại học liên quan như Hóa, Sinh... Ở Australia và Trung Quốc, thí sinh cần làm thêm bài kiểm tra, phỏng vấn.
Thí sinh thi tốt nghiệp tại trường THPT Nguyễn Hữu Huân, Thủ Đức, TP HCM, tháng 6. Ảnh: Quỳnh Trần
Ở Việt Nam, kỳ thi tốt nghiệp THPT được tổ chức chung toàn quốc, mục đích chính để xét tốt nghiệp, tỷ lệ đỗ khoảng 99%. Từ 2025, kỳ thi gồm 4 môn - Toán, Văn và hai môn lựa chọn.
Các đại học được tự chủ tuyển sinh. Mỗi trường có 2-3 đợt xét tuyển. Trong đó, đợt sớm vào tháng 1-5, bằng nhiều phương thức (học bạ, tổ chức thi riêng, xét kết hợp học bạ với điểm thi hoặc chứng chỉ quốc tế như SAT, IELTS). Đợt xét chung vào tháng 8, sau khi thí sinh biết điểm thi tốt nghiệp. Những trường còn thiếu có thể xét bổ sung. Chỉ tiêu tuyển sinh ở các ngành vì thế được chia nhỏ, điểm chuẩn ở cùng một ngành cũng khác nhau (do khác phương thức).
Việc xét tuyển đại học đang gây tranh cãi. Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng các trường dùng nhiều cách xét tuyển nhưng không có cơ sở để phân chia chỉ tiêu. Xét tuyển sớm với chỉ tiêu lớn cũng khiến điểm chuẩn từ điểm thi tốt nghiệp THPT bị đẩy lên cao. Trong khi đó, nhiều em điều kiện khó khăn không thể học, thi chứng chỉ để xét sớm. Những em trúng sớm lại có tâm lý lơ là học tập.
Do đó, Bộ dự kiến siết chỉ tiêu xét tuyển sớm còn 20%, yêu cầu các đại học phải quy đổi điểm tất cả kỳ thi về một thang chung, điểm trúng tuyển xét tuyển sớm không được thấp hơn điểm chuẩn đợt xét chung của Bộ. Mục đích là "đảm bảo công bằng". Trước đó, lãnh đạo Bộ nhiều lần khuyến khích các trường dùng điểm thi tốt nghiệp để tuyển sinh.
Nhiều chuyên gia tuyển sinh nhận định việc khắc phục bất cập của xét tuyển sớm là cần thiết, song chưa đồng tình cách làm của Bộ. Cụ thể, Bộ không đưa ra căn cứ nào cho thấy con số 20% là công bằng. Ngoài ra, kỳ thi tốt nghiệp THPT bị cho không có độ phân hóa bằng các kỳ thi đánh giá năng lực, tư duy để chọn thí sinh chất lượng.
Cũng vì thế, việc quy đổi điểm các kỳ thi này theo thang chung, cùng với kỳ thi tốt nghiệp, rồi xét tuyển dựa trên đó rối rắm, khiến thí sinh khó hiểu. Cùng đó, yêu cầu điểm trúng tuyển sớm không được thấp hơn điểm chuẩn đợt xét chung có thể khiến các trường khó xét tuyển theo cách mong muốn.
Bình Minh