Người phụ nữ Australia 17 năm cứu hộ chó ở Việt Nam

Mục Lục
Vị Trí:Hit Club go88 > Nhà cái Hit Club ở đầu > Người phụ nữ Australia 17 năm cứu hộ chó ở Việt Nam
Người phụ nữ Australia 17 năm cứu hộ chó ở Việt Nam
Cập Nhật:2024-12-20 19:29    Lượt Xem:63

Người phụ nữ Australia 17 năm cứu hộ chó ở Việt Nam

TP HCMGiữa trưa cuối tháng 11, Elizabeth Homfray nhận cuộc gọi báo có bốn chú chó con bị vứt ở cầu Tân Thuận nên tức tốc lên đường.

Người phụ nữ 51 tuổi tìm đến khu vực cầu nối giữa quận 4 và quận 7, nơi những chú chó yếu ớt nằm trong chiếc hộp. Người báo tin nói vài tiếng trước một người đàn ông đi xe máy đã vứt hộp và phóng xe đi.

Elizabeth Homfray đoán những con chó khoảng 6 tuần tuổi, giai đoạn chó mẹ ngừng chăm sóc và chúng trở nên ồn ào hơn.

"Đây là độ tuổi phổ biến nhất những chú chó bị bỏ ngoài đường", người phụ nữ Australia ở phường Thảo Điền, TP Thủ Đức, nói. "Chó con thường chết sau vài ngày nếu không được phát hiện".

Cô vuốt nhẹ bộ lông, tiếp thêm chút nước và thức ăn mềm. Elizabeth Homfray thành thục bởi đã quen với công việc này 17 năm qua.

Bà Libby ở quán cà phê phường Thảo Điền, TP Thủ Đức, TP HCM, tháng 10/2024. Ảnh: Ngọc Ngân

Elizabeth Homfray ở quán cà phê phường Thảo Điền, TP Thủ Đức, TP HCM, tháng 10/2024. Ảnh: Ngọc Ngân

Năm 2007, Elizabeth Homfray, nhà thiết kế nội thất người Australia, sang Việt Nam cùng chồng nhiệm kỳ công tác tại TP HCM. Người phụ nữ dần nảy nở tình yêu với thành phố này qua những lần ngồi ăn trên vỉa hè hoặc dạo ở những khu chợ địa phương.

Mỗi cuối tuần, Elizabeth thường nhờ anh Bình, người xe ôm quen, chở đi dạo quanh các hẻm nhỏ TP HCM. Cô hay gặp những chú chó gầy, người lở loét, bới thức ăn trong thùng rác, ánh mắt mệt mỏi.

"Hình ảnh đó hằn sâu trong tim tôi", cô nói. Elizabeth lớn lên ở vùng ngoại ô Australia trong ngôi nhà luôn có chó, xem chúng như người thân trong gia đình.

Elizabeth bắt đầu cho chó hoang ăn. Cô mua thức ăn đựng trong hộp nhựa, đặt ở những góc đường thuộc phường An Phú và Thảo Điền, TP Thủ Đức. Vài ngày sau, cô quay lại và ngạc nhiên khi tất cả hộp biến mất vì ai đó đã lấy bán ve chai. Từ đó, Elizabeth thường để sẵn thanh thức ăn trong túi xách dành cho những chú chó mà mình gặp trên đường.

Cô cũng hay cùng bạn bè thăm các ngôi chùa và nhận ra đây là nơi trú ngụ của rất nhiều chó bỏ rơi, vit69 tàn tật. Thời điểm đó, ty le ca cuoc vn88 Elizabeth phát hiện thú y chủ yếu dành cho động vật chăn nuôi, bong da blu không nhiều chó mèo được chăm sóc đặc biệt trong khi ở Australia đây là lĩnh vực "hái ra tiền".

Cô quyết định mang những chú chó lở loét, bệnh tật, bỏ rơi về nhà chăm sóc và tìm chủ mới cho chúng. Elizabeth gọi về nước cho bố, người nông dân thạo chăn nuôi, để hỏi ông về cách chăm sóc vết thương, đỡ đẻ và chữa lành tâm lý cho chó.

Căn villa của vợ chồng cô thuê ở TP Thủ Đức cứ vài tuần lại có thêm thành viên, chủ yếu là chó con bị bỏ rơi. Số lượng đông nhất là 30 con vào giữa năm 2011. Chồng Elizabeth cũng là người yêu động vật, anh ủng hộ và thường trông con gái cho vợ đi cứu hộ chó ở những hẻm nhỏ, gầm cầu hoặc ven kênh rạch.

Có lần, cô đã nằm gần ba giờ dưới gầm xe để cứu chú chó gầy rộc, hoảng loạn,Hit Club go88 sủa liên tục và sẵn sàng cào, cắn ai tiếp cận. Trời nóng, mặt đất phả phơi nóng hầm hập nhưng cô vẫn kiên nhẫn đợi nó bình tĩnh và cảm thấy an toàn. Khi cô bế chó ra khỏi gầm, cơ thể nó vẫn run lẩy bẩy và được đưa gấp đến thú y.

Elizabeth tạo cộng đồng người yêu chó 10.000 thành viên trên Facebook, chủ yếu để tìm chủ cho chó, báo các trường hợp cứu hộ cùng các thủ tục liên quan.

Khi chồng cô kết thúc nhiệm kỳ ở Việt Nam, gia đình họ quyết định ở lại định cư bởi "đã trót yêu đất nước này". Elizabeth thành lập trạm cứu hộ Laws for Paws Vietnam rộng 300 m2 ở phường Thạnh Mỹ Lợi, TP Thủ Đức vào năm 2019.

Ở tuổi sắp về hưu, cô bắt đầu hành trình mới và làm việc toàn thời gian. Giai đoạn khiến cô kiệt sức là khi dời trạm đến phường Thảo Điền. Cô mất 8 tuần để tìm nơi ở cho những chú chó, không để tiếng ồn, mùi hôi ảnh hưởng đến cư dân. Elizabeth gửi hàng trăm email để tìm nguồn tài trợ thức ăn, dời chuồng, dọn rửa và đưa những con bị bệnh đến thú y.

"Tôi tự hỏi rằng mình có quá già để làm công việc này không", cô nói.

Tuy nhiên, trạm của cô thi thoảng lại có những đoàn học sinh ghé thăm. Nhìn những đứa trẻ vuốt ve bộ lông, ôm chú chó vào lòng, Elizabeth biết mình không thể bỏ cuộc. Họ dần có thêm tình nguyện viên cả người nước ngoài và người Việt, sẵn sàng dậy sớm để cho chó ăn, chăm sóc, dẫn chúng đi dạo.

Carmen Le Roux, người Nam Phi, là một trong số đó. Cô biết đến Laws for Paws Vietnam vào cuối năm 2021, thông qua chồng. Họ cùng Elizabeth cứu chú chó tên Louis.

Cô nhận ra những nỗ lực của Elizabeth thông qua cách làm việc. Trung bình, một ca nhận nuôi thành công thường kéo dài hơn một tháng, bao gồm tin nhắn, các cuộc gặp trao đổi, thăm nhà chủ nhận nuôi và theo dõi liên lạc.

"Cô ấy có sự nhẫn nại tuyệt vời để chắc chắn rằng những chú chó không bị bỏ rơi lần nữa", Carmen Le Roux nói.

Cô nói việc cứu hộ rất khó khăn, nhưng khi cứu được một chú chó sợ hãi và cô đơn, giúp nó tìm được gia đình mới, mọi thứ đều trở nên nhẹ nhàng.

Libby Homfray (bìa trái) trong hoạt động dẫn chó đi dạo, tháng 2/2024. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Elizabeth Homfray (bìa trái) trong hoạt động dẫn chó đi dạo, tháng 2/2024. Ảnh: Nhân vật cung cấp

"Nhiều chú chó được nhận nuôi còn đi du lịch nhiều hơn cả tôi", Elizabeth nói về trường hợp hồi giữa tháng 5. Chú chó từng bị vứt trong bãi rác được người đàn ông Hà Lan cưu mang. Vài tuần, ông lại gửi hình ảnh chú chó nằm bên bãi biển, ngồi trước xe máy.

Giữa tháng 11, cô cũng nhận được lời cảm ơn của người phụ nữ Mỹ gốc Việt. Cô đến trạm cùng em gái, người từng rất xa lánh chó mèo, nghĩ động vật không có giá trị gì. Đó là lần đầu tiên cô được tiếp xúc với nhiều chú chó, dắt chúng đi dạo và dần mở lòng.

"Thật tuyệt khi họ xem chúng như những người bạn, xứng đáng được yêu thương", Elizabeth nói.

Ngọc Ngân