Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Nhà giáo cần được tăng quyền chủ động, sáng tạo và được bảo vệ

Cập Nhật:2024-12-25 15:56    Lượt Xem:193

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Nhà giáo cần được tăng quyền chủ động, sáng tạo và được bảo vệ

Thực tế đã chứng minh, sự phát triển của nền giáo dục phụ thuộc vào sự phát triển của đội ngũ nhà giáo. Kết quả của đổi mới giáo dục phụ thuộc vào sự đổi mới của từng nhà giáo. Thời điểm này, dự án Luật Nhà giáo chính thức được trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV và nhận được nhiều kỳ vọng, mong chờ từ đội ngũ nhà giáo trên cả nước. Nhân dịp này, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí về những điểm nổi bật của dự thảo Luật Nhà giáo nhằm đổi mới, hoàn thiện thể chế trong quản lý nhà nước về nhà giáo, chuyển trọng tâm từ quản lý nhân sự sang quản trị nguồn nhân lực. 

Chú thích ảnh

Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN

Thưa Bộ trưởng, một trong những động lực to lớn để nhà giáo có thể gắn bó với nghề, yêu nghề, đó là vị thế và sự tôn vinh nghề nghiệp. Vậy theo Bộ trưởng, làm thế nào để tiếp tục nâng cao vị thế của nhà giáo trong bối cảnh hiện nay?Phải khẳng định, lực lượng nhà giáo luôn rất yêu nghề và rất mong muốn được xã hội chia sẻ, ghi nhận để thể hiện tốt nhất bản thân, cống hiến cho nghề nghiệp và có cơ hội để thể hiện trách nhiệm nghề nghiệp của mình.Thời gian qua, Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học đã tạo cơ sở pháp lý rất quan trọng để quản trị ngành, đổi mới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, với tính chất là một lực lượng viên chức, người lao động rất đặc biệt, thì cũng cần thêm những cơ sở pháp lý để sự ghi nhận, trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của nhà giáo được thể chế hóa.Trong thời gian dài vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tích cực, chủ động, kiên trì chuẩn bị cơ sở lý luận và thực tiễn để đề xuất và được cơ quan có thẩm quyền cho phép xây dựng một Luật điều chỉnh riêng về nhà giáo nhằm đáp ứng sự mong đợi của 1,6 triệu nhà giáo đang công tác trong các cơ sở giáo dục trên cả nước. Đối tượng, phạm vi áp dụng của dự án Luật Nhà giáo là nhà giáo trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, bao gồm cả nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập, nhà giáo trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập. Đây là lần đầu tiên xây dựng cơ sở pháp lý cho nhà giáo trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập, đảm bảo sự bình đẳng với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập về định danh, chuẩn nghề nghiệp, các quyền, nghĩa vụ cơ bản của nhà giáo và một số chính sách như đào tạo, bồi dưỡng, tôn vinh, khen thưởng, xử lý vi phạm.Đây cũng là lần đầu tiên các quyền và nghĩa vụ của nhà giáo được quy định rõ ràng, đầy đủ, có hệ thống. Nhà giáo đặt trước yêu cầu phát triển không ngừng, được bảo vệ thông qua quyền của nhà giáo và những điều cá nhân, X S À Nng Soi Cu X S À Nng_ Khám Phá Sự Kỳ Diệu Của Tiếng Việt Và Những Thách Thức Từ Ngữ Phong Phú tổ chức không được làm đối với nhà giáo theo định hướng tăng quyền chủ động, Cá Heo TV – Giải Trí Đỉnh Cao Với Nội Dung Đặc Sắc sáng tạo và tăng tính bảo vệ nhà giáo trong hoạt động nghề nghiệp.Với dự án Luật Nhà giáo đang được trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8 này, D oán x s min nam minh ngc_ Khám Phá và Ứng Dụng Thực Tiễn chúng tôi mong rằng, các chính sách đề cập trong Luật, khi được thông qua và thực thi trong thực tế sẽ là công cụ quan trọng để phát triển lực lượng nhà giáo.Tôi hy vọng Luật Nhà giáo sẽ giải quyết được những vấn đề về căn cứ pháp lý cho đổi mới quản lý nhà giáo, cho sự khẳng định, thể hiện về mặt chuyên môn và cả chế độ chính sách cho giáo viên. Điều này sẽ góp phần quan trọng để khẳng định và giữ vững vị thế, nâng cao vị trí của nhà giáo trong xã hội.

Chú thích ảnh

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Một nội dung được quan tâm trong dự án Luật Nhà giáo là đề xuất "lương giáo viên được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bảng lương hành chính sự nghiệp". Trước đó, nội dung này đã được nêu trong Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo và mới đây được nhắc lại trong Kết luận 91-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW. Tuy nhiên, sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 29, nội dung này chưa thực hiện được. Liệu lần này, khi đưa vào dự thảo Luật có thực hiện được không, thưa Bộ trưởng?Đảng và Nhà nước ta luôn xác định "giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu", là ưu tiên chiến lược. Trong Nghị quyết số 29-NQ/TW đã xác định rõ về chính sách tiền lương cho nhà giáo, Kết luận 91-KL/TW của Bộ Chính trị mới đây nhắc lại, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong quan điểm thực thi chính sách để phát triển đội ngũ nhà giáo.Trong suốt thời gian vừa qua, dù đã có những thay đổi nhưng cơ bản chúng ta chưa thực hiện được nhiều về mặt chính sách tiền lương cho nhà giáo, bởi thực sự vẫn còn rất nhiều khó khăn. Có thể thấy, nhà giáo chiếm số lượng đông đảo, với trên 1 triệu người hưởng lương từ ngân sách Nhà nước. Cho nên dẫu thực sự quan tâm,buffalo grand slot machine nhưng để hiện thực hóa sự quan tâm này, còn phải cân đối nguồn ngân sách nhà nước có thể chi trả. Đất nước ta đến nay cũng mới thoát nghèo chưa lâu, nhu cầu nguồn lực cho phát triển đất nước còn rất nhiều và người lao động nhìn chung còn nhiều khó khăn chứ không chỉ riêng đội ngũ nhà giáo. Tuy đã có một định hướng rất rõ ràng, nhưng để thực hiện được sẽ phải cần thêm những tính toán phù hợp về nguồn lực.Khi đưa đề xuất về chính sách tiền lương vào dự thảo Luật Nhà giáo, chúng tôi cũng muốn nhấn mạnh lại, đây là việc cần thiết và cần tính toán. Ở góc độ nào đó cũng cần nhìn nhận, trong thời gian vừa rồi, dù chưa thực hiện được nhiều, song với hai đợt điều chỉnh mức lương cơ sở, đời sống của đội ngũ nhà giáo cũng đã được cải thiện một bước, đem lại cho nhà giáo nhiều sự động viên.Một trong những điểm được cho là "đột phá" của dự thảo Luật Nhà giáo là đề xuất "ngành Giáo dục có vai trò và được chủ động hơn trong tuyển dụng, sử dụng và quản lý nhà giáo". Đến thời điểm này, trên nhiều diễn đàn khác nhau, đề xuất này nhận được khá nhiều sự ủng hộ. Bộ trưởng có thể lý giải vì sao dự án Luật Nhà giáo đưa ra đề xuất này?Quản lý nhà nước về nhà giáo là nội dung quan trọng, xuyên suốt trong quá trình phát triển đội ngũ nhà giáo, từ lúc mới vào nghề, phát triển nghề nghiệp cho đến khi nhà giáo nghỉ hưu. Quản lý nhà nước về nhà giáo cần một khung pháp lý chuyên biệt phù hợp, trong đó nhà giáo, cả công lập và ngoài công lập thấy được chính mình, nghề nghiệp của mình, sứ mệnh của mình, con đường phát triển của mình, có vậy mới đem lại sự thành công cho người học và đáp ứng được sự kỳ vọng của xã hội.Có thể nói, Luật Nhà giáo chính là cơ hội để chúng ta điều chỉnh quan điểm, tư duy trong quản lý nhà nước về nhà giáo. Luật Nhà giáo cần phải thể hiện được sự đổi mới hoàn thiện thể chế trong quản lý nhà nước về nhà giáo, chuyển trọng tâm từ quản lý nhân sự sang quản trị nguồn nhân lực.Điểm khác biệt cơ bản của quản trị nguồn nhân lực so với quản lý nhân sự như hiện nay là nhà giáo được nhìn nhận như một nguồn lực chủ yếu đóng góp vào thành công của giáo dục. Nguồn lực này bao gồm những nhà chuyên nghiệp trong nghề dạy học, được đào tạo, tuyển dụng, sử dụng và đãi ngộ theo một hệ thống các quy định do ngành Giáo dục thực hiện, nhằm bảo đảm có sự gắn kết giữa số lượng, chất lượng và cơ cấu đội ngũ nhà giáo với mục tiêu và yêu cầu phát triển của giáo dục.Luật Nhà giáo sẽ là khung pháp lý nhất quán, có hiệu lực và hiệu quả để kiến tạo và phát triển đội ngũ nhà giáo. Trong đó, chủ thể quản lý nhà nước về nhà giáo được nhấn mạnh về phía trách nhiệm của ngành Giáo dục và được phân cấp cụ thể từ Bộ tới Sở, Phòng và các cơ sở giáo dục. Định hướng xây dựng Luật sẽ gia tăng yếu tố chuyên môn, lấy yếu tố chất lượng trong cả việc đào tạo và tuyển dụng nhà giáo.Tôi nhấn mạnh đến yếu tố chuyên môn và chất lượng trong công tác quản lý nhà giáo vì chính yếu tố này sẽ đảm bảo cho yếu tố quản lý nhà nước có được sự đổi mới ở cả khối công và khối tư. Luật cũng sẽ hướng dẫn quản lý thống nhất, thông suốt trong toàn hệ thống với sự phân cấp rõ ràng nhưng đảm bảo được việc tuyển dụng, điều động, hoán đổi, sử dụng nhịp nhàng, thống nhất trong toàn quốc.Chúng tôi mong rằng, việc quản lý nhà nước về nhà giáo được xây dựng trên yếu tố chuyên môn và chất lượng như vậy sẽ hướng đến việc quản lý chặt chẽ hơn, thực chất hơn và nhà giáo cảm thấy thoải mái hơn, tự do hơn trong hoạt động nghề nghiệp và có nhiều điều kiện để phát triển bản thân, đóng góp với nghề.Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Bộ trưởng muốn gửi gắm điều gì tới đội ngũ giáo viên cũng như cán bộ quản lý giáo dục trong cả nước?Thay mặt lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo và với tư cách cá nhân, tôi xin gửi những lời chúc mừng tốt đẹp nhất đến toàn thể các cô giáo, thầy giáo, các nhà quản lý, những người đã và đang làm việc trong ngành Giáo dục.Tôi muốn bày tỏ niềm tự hào về những nỗ lực, cống hiến của các thầy, các cô. Các thầy cô rất giỏi chuyên môn, rất tận tụy với nghề, đã làm việc với tất cả sức lực, trí tuệ, chuyên môn và tình cảm của mình dành cho người học. Kết quả tích cực của ngành Giáo dục trong những năm qua có sự đóng góp to lớn của các thầy, các cô. Tôi muốn bày tỏ lòng cảm ơn và xin ghi nhận công sức của tất cả các thầy cô.Tôi cũng mong rằng, thầy cô sẽ tiếp tục năng động, sáng tạo, trách nhiệm để thể hiện mình nhiều hơn nữa, nhân lên nhiều hơn nữa những điều tốt đẹp và như vậy, xã hội sẽ ghi nhận chúng ta nhiều hơn.Chúc tất cả các nhà giáo ngày 20/11 thật vui tươi, hạnh phúc và vững vàng trong thời gian tới.Trân trọng cảm ơn Bộ trưởng.



Tin Tức

Tin Liên Quan

Powered by go88 hit @2013-2022 RSS sitemap HTMLsitemap

Copyright Powered by365建站 © 2013-2024