Ông Lưu Bình Nhưỡng bị đề nghị từ 13-15 năm 6 tháng tù

Cập Nhật:2025-01-09 15:52    Lượt Xem:170
soi cầu bạch thủ de hôm nay

Ông Lưu Bình Nhưỡng bị đề nghị từ 13-15 năm 6 tháng tù - Ảnh 1.

Bị cáo Lưu Bình Nhưỡng tại tòa - Ảnh: TRỌNG HƯNG

Chiều 8-1, phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Lưu Bình Nhưỡng - cựu đại biểu Quốc hội, cựu phó trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Lê Thanh Vân - cựu đại biểu Quốc hội, ủy viên thường trực Ủy ban Ngân sách Quốc hội, cùng 3 bị cáo khác kết thúc phần xét hỏi. Viện kiểm sát công bố bản luận tội và đề nghị mức án với các bị cáo.

Viện kiểm sát đề nghị tòa tuyên phạt bị cáo Lưu Bình Nhưỡng 3 năm đến 3 năm 6 tháng tù về tội cưỡng đoạt tài sản và 10-12 năm tù về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi.. Tổng hợp hình phạt bị đề nghị 13-15 năm 6 tháng tù.

Bị cáo Lê Thanh Vân bị đề nghị 7-9 năm tù về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi.

Cùng tội danh với ông Vân, bị cáo Nguyễn Văn Vương, cựu chuyên viên Vụ Pháp luật - Văn phòng Chủ tịch nước, bị đề nghị 13-14 năm tù.

Hai "giang hồ" Phạm Minh Cường (Cường "quắt") và Vũ Đăng Phương bị đề nghị lần lượt 7-8 năm tù và 6-7 năm tù về tội cưỡng đoạt tài sản.

Theo Viện KSND tỉnh Thái Bình, trong khoảng thời gian từ năm 2020-2023, các bị cáo trên đã có hành vi cưỡng đoạt tài sản, lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi, xảy ra tại Thái Bình, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, được thể hiện qua 5 vụ việc.

Doanh nghiệp chê 'mặn' khi ông Lưu Bình Nhưỡng nói nhỏ 'xong việc đưa chú ba trăm ngàn'Ông Lưu Bình Nhưỡng nhận cánh cổng gỗ nhà thờ 75 triệu đồng nhưng 'can thiệp tòa án' bất thành

Vụ thứ nhất, ông Nhưỡng bị cáo buộc can thiệp với lãnh đạo Công an tỉnh Thái Bình, qua đó ông "bảo kê" cho một nhóm giang hồ chuyên cưỡng đoạt tài sản của doanh nghiệp khai thác cát tại vùng biển xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy, Thái Bình.

Vụ việc thứ hai, ông Nhưỡng bị cáo buộc vào tháng 12-2020 và tháng 5-2021, bị can lấy tư cách đại biểu Quốc hội ký văn bản gửi lãnh đạo UBND TP Hải Phòng, chánh án, viện trưởng viện kiểm sát và giám đốc Công an TP Hà Phòng can thiệp để giải quyết theo hướng có lợi cho vụ án tranh chấp đất đai đã bị TAND huyện Thủy Nguyên xử sơ thẩm, tuyên thua của Bùi Văn Thao (người làm thuê cho Cường "quắt").

Ông Nhưỡng sau đó hưởng lợi bộ cánh cổng nhà thờ bằng gỗ lim trị giá 75 triệu đồng do Thao "biếu".

Tuy nhiên, tháng 6-2021, tòa phúc thẩm giữ nguyên nội dung sơ thẩm, buộc vợ chồng Thao phải bàn giao lại nhà đất.

Lúc này ông Nhưỡng tiếp tục hướng dẫn Thao gửi đơn kiến nghị đến Văn phòng Quốc hội đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm. Biết không có kết quả nên Thao dừng lại.

Trong vụ việc thứ ba, ông Nhưỡng bị cáo buộc đã hướng dẫn doanh nghiệp làm đơn "kêu cứu" khẩn cấp để gỡ khó cho việc phê duyệt dự án Quế Võ 3 (tỉnh Bắc Ninh).

Sau khi nhận đơn của doanh nghiệp, ông Nhưỡng lấy tư cách đại biểu Quốc hội viết phiếu chuyển đơn gửi Thủ tướng xem xét, giải quyết. Ông sau đó nhận 300.000 USD, tương đương 6,9 tỉ đồng. Gia đình ông đã nộp lại toàn bộ số tiền này.

Ông Lưu Bình Nhưỡng bị đề nghị từ 13-15 năm 6 tháng tù - Ảnh 2.

Các bị cáo nghe tòa tuyên án - Ảnh: TRỌNG HƯNG

Một vụ việc thứ tư xảy ra trong năm 2019, ông Nhưỡng bị cáo buộc can thiệp đến UBND tỉnh Quảng Ninh cho Công ty Hạ Long được tiếp tục thực hiện dự án 36ha.

Ông Nhưỡng sau đó hưởng lợi một lô đất trị giá 1,8 tỉ đồng, và nhằm hưởng lợi 1.000m2 đất tại dự án này có giá 1,9 tỉ đồng.

Từ tháng 7 đến 10-2023, ông Nhưỡng bị cáo buộc đã gọi điện, ký văn bản gửi lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh can thiệp cho doanh nghiệp sớm được cấp phép khai thác dự án và hưởng lợi 210 triệu đồng.

Đáng chú ý, trong vụ án thứ năm, ông Nhưỡng và ông Vân còn "bắt tay", phân chia gọi điện cho lãnh đạo, gây áp lực cho chính quyền tỉnh Quảng Ninh để "giúp đỡ" cho Công ty Trường Sinh sớm được cấp phép thực hiện dự án, thăm dò, khai thác mỏ đất.

Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình cáo buộc quá trình can thiệp, ông Nhưỡng và ông Vân đã nhiều lần nhận tiền của doanh nghiệp Trường Sinh. Trong đó ông Vân nhận 2 lần, tổng 60 triệu đồng. Ông Nhưỡng nhận 6 lần, tổng 210 triệu đồng.

Bị cáo Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân đã không đại diện cho tiếng nói nhân dân một cách công tâm, khách quan

Viện kiểm sát đánh giá, đại biểu Quốc hội đáng lẽ phải gương mẫu trong chấp hành quy định pháp luật, có lối sống lành mạnh nhưng hai ông Vân, Nhưỡng đã không đại diện cho tiếng nói nhân dân một cách công tâm, khách quan.

Hai bị cáo đã nhiều lần gọi điện, tác động cơ quan chức năng theo hướng có lợi cho người quen, nhận nhiều lợi ích vật chất bất hợp pháp.

"Dù tại tòa, ông Nhưỡng và ông Vân không thừa nhận vòi vĩnh đòi hỏi tiền, lợi ích vật chất nhưng qua lời khai của các bị cáo khác, tài liệu, chứng cứ đã thu thập, trích xuất trong quá trình điều tra có đủ căn cứ xác định hành vi phạm tội của các bị cáo", viện kiểm sát đánh giá.

Trong vụ án "bảo kê" giang hồ Cường và Phương ép doanh nghiệp "cắt phế" khai thác cát, viện kiểm sát nhận định ông Nhưỡng đã dùng tư cách đại biểu Quốc hội, "tạo cho Cường có sức mạnh tinh thần" để giang hồ này ép, vòi tiền của doanh nghiệp.

Số tiền các bị cáo hưởng lợi trong các vụ án đều trên 1 tỉ đồng, các bị cáo có trình độ học vấn, am hiểu pháp luật nhưng vì lợi ích vật chất đã thực hiện hành vi phạm tội để trục lợi nên cần xử lý nghiêm.

Song khi luận tội, viện kiểm sát cho hay đã xem xét các yếu tố giảm nhẹ, khắc phục hậu quả, cống hiến của ông Vân, ông Nhưỡng trong các khóa làm đại biểu Quốc hội.



Tin Tức

Tin Liên Quan

Powered by go88 hit @2013-2022 RSS sitemap HTMLsitemap

Copyright Powered by365建站 © 2013-2024