Lãi suất tiền gửi ồ ạt tăng
Khảo sát của phóng viên Dân trí tính đến hết ngày 20/12 cho thấy có 14 ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất huy động từ đầu tháng.
Danh sách tăng lãi suất tiết kiệm gồm nhiều nhà băng tư nhân như MB, VPBank, TPBank, Techcombank, VIB, MSB, Eximbank, SeABank, CBBank KienlongBank, IVB, CBBank và LPBank và chỉ có một nhà băng quốc doanh là Agribank. Mức tăng phổ biến từ 0,1-1%/năm.
Trong đó, Agribank tăng lãi suất ở mức 0,5-1%/năm với các kỳ hạn ngắn dưới 12 tháng, đặc biệt trên kênh online. Với kỳ hạn trên 12 tháng, mức tăng lãi suất ở mức 0,1-0,2%/năm. Hiện Agribank là ngân hàng trả lãi cao nhất trong nhóm 4 ngân hàng có vốn Nhà nước. Tháng trước, đây cũng là ngân hàng duy nhất điều chỉnh tăng lãi suất tiết kiệm.
Một số ngân hàng khác điều chỉnh tăng lãi suất từ mức 0,1-0,6%/năm. Đơn cử, MB tăng từ 0,3-0,4%/năm, Eximbank tăng 0,4-0,6%/năm, SeABank tăng 0,3-0,5%/năm, VPBank tăng 0,2%/năm tất cả kỳ hạn, VIB tăng 0,1-0,4%/năm…
Ngược lại, 789bet Win - Cổng game đẳng cấp có 7 ngân hàng giảm lãi suất huy động, Dagaviet - Phần mềm Học Tiếng Việt Đỉnh Cao gồm ABBank, Vip Casino Games - Trải Nghiệm Sòng Bạc Hạng Sang VIB, IVB, LPBank, Bac A Bank, KienlongBank và NCB.
Số ngân hàng tăng lãi suất áp đảo số ngân hàng giảm lãi suất (Ảnh: Mạnh Quân).
Theo khảo sát trên thị trường, với kỳ hạn 3 tháng, mức lãi suất "kịch trần" đang được Eximbank niêm yết là 4,75%/năm, bằng với lãi suất trần theo quy định của Ngân hàng Nhà nước dành cho tiền gửi có kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng. Eximbank chỉ áp dụng mức lãi suất này cho tiền gửi trực tuyến vào các ngày cuối tuần, bắt đầu áp dụng từ tháng 11/2024.
Đối với các giao dịch gửi tiết kiệm trực tuyến thông thường, lãi suất tiết kiệm cao nhất cho kỳ hạn 3 tháng đang thuộc về Nam A Bank, với mức lãi suất được ấn định là 4,7%/năm. Theo sau lần lượt là các ngân hàng ABBank với 4,45%/năm,go88 hit MBV (tên cũ OceanBank) 4,4%/năm, CBBank áp dụng lãi suất 4,35%/năm, NCB lãi suất 4,2%/năm…
Với kỳ hạn 6 tháng, mức lãi suất cao nhất theo công bố là 5,85%/năm tại CBBank. Một số ngân hàng khác trả lãi cao cho kỳ hạn này có thể kể đến ABBank 5,8%/năm, 5,55%/năm tại DongABank, 5,45%/năm tại NCB…
Với kỳ hạn 12 tháng, có 2 ngân hàng trả lãi suất từ 6%/năm là GPBank và Woori Bank. Lãi suất từ 6%/năm vẫn xuất hiện tại các ngân hàng khác nhưng với kỳ hạn dài hơn, như tại BVBank, Eximbank, BaoVietBank, DongABank, Saigonbank…
Làn sóng tăng lãi suất tiết kiệm bắt đầu mạnh lên từ đầu tháng 4. Thời điểm đó, lãi suất cao nhất hệ thống cho kỳ hạn 12 tháng chỉ quanh 5%/năm. Hiện các ngân hàng đang trả lãi suất từ 6%/năm cho kỳ hạn từ 12 tháng đa phần là ngân hàng quy mô vừa, nhỏ.
Sắp tới lãi suất ra sao?
Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cho biết giai đoạn cuối năm, nhu cầu vốn của các ngân hàng ngày càng tăng cao để đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng. Khi nhu cầu vay của người dân lớn thì vốn vay của các ngân hàng gặp tình trạng căng thẳng. Do đó, các ngân hàng cũng phải tích cực huy động, thu hút tiền gửi.
Theo số liệu mới nhất được Ngân hàng Nhà nước công bố, đến ngày 13/12, tín dụng toàn nền kinh tế tăng khoảng 12,5% so với cuối năm 2023, cao hơn so với thống kê cuối tháng 11/2024 là 11,9%. Mức này cũng cao hơn so với mức tăng trên 9% cùng kỳ năm 2024.
Do đó, các ngân hàng đã điều chỉnh lãi suất huy động, nhằm thu hẹp khoảng cách giữa số dư tiền gửi và dư nợ tín dụng. Chưa kể, một số ngân hàng đang gặp áp lực thanh khoản do tỷ lệ LDR (cho vay trên huy động) ở mức cao, buộc các nhà băng phải tăng cường huy động vốn để duy trì các chỉ số an toàn tài chính.
Chuyên gia cho rằng xu hướng tăng lãi suất huy động không đồng đều giữa các nhóm ngân hàng. Trong khi nhóm ngân hàng quốc doanh có khả năng giữ nguyên mặt bằng lãi suất hiện tại thì các ngân hàng tư nhân sẽ tăng nhẹ lãi suất huy động để đáp ứng nhu cầu vốn, đặc biệt là những ngân hàng phụ thuộc lớn vào nguồn tiền gửi khách hàng.
Ông Đinh Trọng Thịnh dự báo lãi suất tiết kiệm sẽ tăng trong tháng cuối năm nay và đi ngang trong năm 2025, với kỳ vọng áp lực tỷ giá hạ nhiệt hỗ trợ thanh khoản hệ thống và Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chính sách tiền tệ nới lỏng.
Bà Trần Thị Khánh Hiền, Giám đốc Khối Nghiên cứu của Chứng khoán MB (MBS), nhận định lãi suất huy động đã có xu hướng tăng trở lại kể từ tháng 4 do mức lãi suất thấp trước đó đã khiến người dân dần rút tiền gửi khỏi hệ thống ngân hàng.
Theo quan sát của bà, sau khoảng 2 tháng chững lại, lãi suất huy động đã tăng trở lại từ tháng 11, trong bối cảnh nhu cầu tín dụng thường có xu hướng tăng tốc vào những tháng cuối năm. Bà Hiền đánh giá việc đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15% trong năm nay là khả quan và dự đoán tăng trưởng tín dụng sẽ khiến lãi suất tăng cho đến cuối năm năm.
Việc đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15% trong năm nay là khả quan (Ảnh: Mạnh Quân).
Theo bà, lãi suất huy động được điều tiết bởi cung cầu trên thị trường tài chính, và thậm chí là sự cạnh tranh giữa các ngân hàng với nhau. Dự báo năm 2025, bà cho rằng khả năng tăng lãi suất trong bối cảnh nới lỏng kinh tế toàn cầu là không cao.
Trước câu hỏi về việc lãi suất đầu vào tăng có khiến lãi vay tăng theo, bà nêu lãi suất cho vay phụ thuộc vào khả năng tài chính của doanh nghiệp và chính sách riêng của từng ngân hàng. Lãi suất vay trung bình đã giảm khoảng 2-2,5%/năm kể từ đầu năm và là mức lãi suất cho vay thấp nhất trong nhiều năm qua.
Đó là việc mở rộng quy định cho khách hàng trả nợ tại tổ chức tín dụng khác nhằm tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận thêm các vốn tín dụng ngân hàng khác, yêu cầu các ngân hàng công bố lãi suất các khoản vay mới… Các động thái này làm tăng sự cạnh tranh của thị trường tín dụng, dẫn đến việc lãi suất cho vay hạ nhiệt thời gian qua.
"Các ngân hàng đang cung cấp nhiều gói vay cho từng lĩnh vực, từng đối tượng khách hàng với mức lãi suất khác nhau. Vì vậy, thời gian tới, nếu lãi suất cho vay có nhích lên thì cũng hoàn toàn phù hợp với xu hướng tăng của lãi suất đầu vào", bà đưa ra nhận xét.